Cải tạo sàn thô (sàn bê tông cũ)

 

Sàn nhà được ví như bộ mặt của ngôi nhà, là nơi diễn ra mọi hoạt động cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Vì vậy, sau một thời gian giá trị sử dụng của nó cũng bị hao mòn bởi nhiều nhược điểm. Đặc biệt là sàn bê tông dễ bị ngấm nước, nứt hỏng và cần được thay đổi, làm mới bằng sàn có sức chịu, bền và đẹp hơn.

Giải pháp cải tạo sàn cũ hỏng thành không gian nghệ thuật ấn tượng đẹp mắt không quá khó, với các ứng dụng bê tông mài, bê tông màu đẹp mắt. Và cũng là phương pháp tiết kiệm nhất mà vẫn duy trì được những ưu điểm vốn có của nó. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết thêm giải pháp mới để biến những bề mặt bê tông sần sùi kém duyên trở nên nghệ thuật ấn tượng hơn.

1. Khi nào cần cải tạo, phục hồi sàn bê tông?

Sàn bê tông là sự kết hợp của xi măng, cát, sỏi và nước để hoàn thiện bề mặt công trình nội – ngoại thất. Đặc điểm kết cấu bê tông chắc chắn, dễ dàng thi công được các đơn vị, gia chủ lựa chọn hoàn thiện công trình.

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của môi trường, hóa chất và thời tiết khiến sàn bị xuống cấp. Sàn bị ố, bạc màu sơn, rạn nứt, rỗ bề mặt, thấm nước, rêu mốc…

Một số tình trạng trên sàn bê tông mà bạn cần đánh giá và thực hiện phục hồi cải tạo như:

  • Sàn nhà, sàn kho hay tầng hầm của nhà bạn đã được sử dụng trong thời gian dài, bị xuống cấp và cần phục hồi làm mới.
  • Cải tạo lại sàn bê tông theo một mục đích mới cho một dự án mà bạn đã thuê lại như: nhà xưởng, nhà kho cũ, hay cửa hàng, showroom.
  • Căn chung cư của bạn xuống cấp, mặt sàn không còn đẹp, cần được cải tạo lại.
  • Thay đổi vật liệu hoàn thiện sàn như từ sơn phủ qua sàn bê tông đánh bóng.
  • Hoặc đơn giản bạn muốn thay đổi phong cách thiết kế cho dự án của bạn.

2. Quy trình phục hồi cải tạo sàn bê tông cũ

Sàn bê tông cũ qua thời gian dài sử dụng sẽ bị hư hỏng, ngấm nước mưa, nứt toác với bề mặt sần sùi kém duyên. Yêu cầu cần có giải pháp để cải tạo phục hồi, hạn chế sự hư hỏng tiếp tục diễn ra và nâng cao giá trị sử dụng công trình.

Dưới đây là quy trình phục hồi sàn bê tông cũ trở thành bề mặt có tính nghệ thuật cao mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bước 1: Đánh giá hiện trạng của sàn bê tông hiện tại như thế nào? Mức độ hư hỏng, nứt vỡ, độ cứng của sàn còn đạt chuẩn hay không? 
  • Bước 2: Vệ sinh làm sạch bề mặt sàn bê tông cũ, bằng cách: loại bỏ chất bẩn, cặn dầu mỡ, bụi bẩn bề mặt… Tùy theo đặc trưng của từng khu vực sàn hoặc tường mà chọn giải pháp vệ sinh phù hợp, làm sạch bề mặt.
  • Bước 3: Trường hợp bề mặt bê tông cũ bị hỏng nặng cần xử lý đĩa mài cấp độ trên 30 grit để xử lý. Với các vết nứt, nhám nhẹ sần sùi có thể chọn đĩa mài 50-80 grit.
  • Bước 4: Chám và làm đầy các vết nứt hỏng, lỗ hổng trên bề mặt sàn bê tông bằng hỗn hợp xi măng, cát và nước hoặc sử dụng keo epoxy có cường độ cao… để gia cường lực thêm cho bề mặt.
  • Bước 5: Với các bề mặt không đạt chuẩn yêu cầu cần đục và loại bỏ bê tông đã quá cũ hỏng. Thay thế bằng lớp bê tông mới có đặc điểm đồng nhất với bề mặt cũ.
  • Bước 6: Tiến hành mài thô để xử lý bề mặt với đĩa mài 50 grit và tăng dần độ cứng đĩa mài để xử lý bóng bề mặt.
  • Bước 7: Phủ hóa chất tăng độ cứng, đồng thời tăng khả năng chống thấm, gia cố bề mặt sàn bê tông mới. Thực hiện acid hóa tạo màu bề mặt, theo thiết kế nếu có.
  • Bước 8: Mài bóng bề mặt và tiếp tục xử lý hoàn thiện công trình.

 

3. Tổng hợp các giải pháp bê tông nghệ thuật thiết kế nội – ngoại thất đẹp

Bức tường và sàn bê tông cũ hỏng sẽ được làm mới với máy móc hỗ trợ và kỹ thuật hiện đại. Bê tông nghệ thuật trở nên sống động với màu sắc, bề mặt được xử lý mịn bóng hoặc tạo hình theo yêu cầu. Một số giải pháp thi công bê tông nghệ thuật đẹp mà gia chủ có thể lựa chọn để cải tạo sàn cũ hỏng:

 

  • Bê tông mài bóng mang nét đẹp đơn giản nhưng sang trọng cho không gian tường, sàn nội – ngoại thất. Các kiến trúc xanh thường chọn bê tông mài là vật liệu để trang trí nội thất theo nhiều phong cách khác nhau.
  • Bê tông màu với bề mặt được xử lý mài bóng và tạo màu theo sở thích, yêu cầu của gia chủ. Màu bột được sử dụng để tạo hoa văn tinh tế, nhã nhặn cho không gian.
  • Bê tông áp khuôn với họa tiết vân gỗ, vân đá, giả cổ độc đáo ấn tượng trang trí không gian sống nổi bật.
  • Bê tông cào với bề mặt được xử lý mới, tạo nhiều họa tiết caro, sọc, hình quạt… độc đáo, ấn tượng để trang trí tường và lối đi sân vườn.

4. Lợi ích khi cải tạo sàn bê tông

Khi sàn bê tông, sàn nhà cũ bị xuống cấp, lớp sơn epoxy cũ hoặc các lớp bảo vệ bề mặt sàn bê tông bị trầy xước, nứt vỡ, bong rộp, thủng lỗ chỗ, mặt sàn bị bong tróc, bám rêu mốc, hóa chất, dầu mỡ, thấm nước, phai màu, sàn cũ, bê tông mác thấp, sàn yếu do thoái hóa theo thời gian, rỗ bề mặt nặng…

Phục hồi và cải tạo lại sàn bê tông cũ là một trong những giải pháp giúp mang lại hệ thống sàn chất lượng, duy trì độ bền lâu dài mà vẫn tiết kiệm được một khoản lớn chi phí. Sàn bê tông của bạn vẫn còn có thể tái sử dụng, việc cần làm là phục hồi chúng thay vì đổ lại mặt sàn mới.

Những lợi ích khi phục hồi sàn bê tông như:

  • Tiết kiệm chi phí cho việc đổi mới sàn bê tông.
  • Khắc phục các khuyết điểm, hư hỏng giúp duy trì độ bền lâu dài.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
  • Đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe. Giảm bụi bẩn, nấm mốc phát triển.

Không gian cũ kỹ sẽ được làm mới với các giải pháp công nghệ hiện đại, mài bóng, tạo màu, hoa văn mới cho sàn bê tông. Chuyên viên sẽ đánh giá tình trạng sàn bê tông cũ và lên phương án kỹ thuật phù hợp để hoàn thiện, làm mới lại mặt sàn. Hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ bạn lên giải pháp cải tạo sàn bê tông cũ thành không gian nghệ thuật ấn tượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *