Phong cách thiết kế nội thất Retrospective – sự giao thoa giữa hoài cổ và hiện đại

Bạn yêu thích sống trong một không gian hoài cổ với những vẻ đẹp xưa cũ nhưng lại pha lẫn chút sang trọng hiện đại. Phong cách thiết kế nội thất Retrospective là lựa chọn ưu tiên phù hợp cho căn nhà của bạn. Xu hướng thiết kế này cũng đang được rất nhiều gia chủ ưa thích trong những năm gần đây bởi vẻ đẹp quyến rũ mà không kém phần ấm áp mà nó mang lại. Tại sao lối thiết kế Retrospective lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng Nội thất Friendly khám phá vẻ đẹp của nó ở bài viết này nhé.

Những điều cần biết về phong cách thiết kế retro

Định nghĩa phong cách thiết kế retro

Nếu bạn tò mò “Phong cách thiết kế retro là gì?” thì retro là rút gọn của từ “retrospective”, có nguồn gốc từ tiếng Latin “retrospectus”, nghĩa là phía sau hoặc “trong quá khứ”. Giống như tên gọi, đặc trưng của phong cách này là những thiết kế khơi gợi về những gì đã qua, toát lên dáng vẻ hoài niệm. 

Tuy nhiên, phong cách thiết kế retro không chỉ chứa đựng những vẻ đẹp xưa cũ mà còn thể hiện cả nét tinh túy của thực tại. Chính sự kết hợp độc đáo giữa hai trường phái cổ điển và hiện đại này đã tạo nên một phong cách vô cùng mới lạ, dẫn đầu xu hướng thiết kế trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ.

Phong cách thiết kế retro dành cho ai?

Phong cách thiết kế retro ra đời và trở nên phổ biến từ những năm 40 của thế kỷ trước ở Bắc Âu. Giới nghệ thuật lúc bấy giờ coi retro như một làn gió mới. Phong cách này cũng được các kiến trúc sư đánh giá rất cao vì tính sáng tạo và giá trị thẩm mỹ mà nó đem lại. 

Sau đó, chỉ trong một thời gian ngắn, phong cách thiết kế retro dần trở nên thịnh hành. Tầng lớp tư sản giàu có nắm bắt rất nhanh trào lưu và ngay lập tức mang phong cách thiết kế này vào ngôi nhà của họ. Cũng chính họ là người đã phổ biến lối kiến trúc retro vượt ra khỏi ranh giới quê nhà.

Phong cách thiết kế retro du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc nhưng phải mất khoảng 20 năm sau, đến những năm 60 của thế kỷ trước mới nở rộ, đặc biệt ở khu vực miền Nam. Khi đó, retro không phải là một phong cách mang nét hoài cổ như hiện nay mà là một trào lưu phương Tây thời thượng.

Trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi, cho đến hiện tại, phong cách thiết kế retro lại quay về thời kì đỉnh cao của nó, “làm mưa làm gió” trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, bao gồm kiến trúc nhà ở. Bởi lẽ, ngày càng nhiều người ưa chuộng phong cách retro, cô đọng những giá trị xưa nhưng không cũ, từ những người đã sống ở thế kỉ trước cho đến lớp người trẻ hiện đại ngày nay. 

Do đó, những người yêu thích vẻ đẹp mang hơi hướng những năm 50, 60, 70, đan xen một chút mộc mạc, một chút thanh lịch chắc chắn sẽ bị thuyết phục bởi phong cách này.

Điều gì tạo nên sự khác biệt của phong cách thiết kế retro?

Cách phối hợp màu sắc sinh động

Trước tiên, trong phong cách thiết kế retro, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tái hiện lại hình ảnh của những ngày cũ. Bởi vậy, cách dễ nhất để khiến không gian nhà ở trông như “thuộc về thế kỷ trước” là chọn cho những màu sắc cổ điển. 

Xếp theo mức độ phổ biến của màu sắc trong thiết kế nhà phong cách retro, màu xanh bơ đứng thứ nhất, tiếp đó là các màu: vàng mù tạt, xanh lam, tím, bạc và sự hòa trộn của các màu nâu, đen, đỏ, trắng hay cam. 

Những màu sắc này thoạt nhìn có phần rực rỡ nhưng khi kết hợp lại với nhau, về tổng thể không hề gây cảm giác khó chịu cho gia chủ mà còn tạo hiệu ứng ấn tượng về mặt thị giác.

Bên cạnh những màu sắc nổi bật, các gam màu pastel nhẹ nhàng dùng để chấm phá cũng rất được lòng các tín đồ yêu phong cách retro, đem đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, toát lên nét lãng mạn từ quá khứ.

Chọn đồ nội thất đơn giản

Không đậm chất như phong cách nội thất cổ điển, đồ dùng nội thất trong phong cách Retro trong nội thất thường có hình khối trơn, mịn và ít chi tiết. Đặc biệt, nét hoài cổ trong nội thất Retro không hề xa hoa hay cầu kỳ mà rất đơn giản, gọn gàng. Từng đường nét đều rất riêng biệt và độc đáo.

Vật dụng trang trí Retro

Nội thất trang trí nhà ở theo phong cách thiết kế nội thất Retro có thể là những bức tranh, gương soi hay đồng hồ gỗ. Tất cả đều mang dáng vẻ của vẻ đẹp thiết kế những năm 50, 60 để tạo nét đẹp hoài cổ, phủ lên không gian lớp nước thời gian gợi nhắc về xã hội ở thế kỷ trước.

Trang trí tường nhà với màu trơn hoặc dán giấy họa tiết

Ở phong cách thiết kế nội thất Retro không chỉ gói gọn ở việc sơn màu cho bức tường. bạn còn có thể điểm tô lên đó các vật dụng trang trí, giấy dán tường có hòa văn những năm 1970 hay thậm chí là những bức vẽ về xã hội cũ hoặc các phông chữ đậm chất Retro cho không gian thêm phần đặc sắc.

Sự phối hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo

Trong phong cách thiết kế retro, ánh sáng tự nhiên được tận dụng triệt để, nhưng không đến từ các loại cửa kính sát trần, thay vào đó là những khung cửa nhỏ hoặc vừa phải, có cánh đóng mở và vòm rộng. 

Tùy từng kiến trúc và không gian mà các nhà thiết kế có thể sử dụng rèm cửa để điều chỉnh độ sáng. Bên cạnh ánh sáng thiên nhiên, ánh sáng nhân tạo với màu sắc ấm áp cũng thường xuyên được lựa chọn để gia tăng không khí hoài niệm cho căn nhà.

Chiêm ngưỡng một số mẫu thiết kế nhà phong cách Retro

Thiết kế phòng khách theo phong cách retro

Là nơi tiếp đón khách và cũng là không gian sinh hoạt chung của gia đình,thiết kế nội thất phòng khách nên tạo ra cảm giác thanh lịch, ấm áp và duyên dáng, đáp ứng được thẩm mỹ của nhiều đối tượng đa dạng. Các tone màu pastel nhẹ nhàng bởi vậy mà cực kì phù hợp để trang trí cho không gian này.

Phòng khách với phong cách thiết kế retro nổi bật với những chiếc ghế sofa dài cùng kiểu dáng hiện đại nhưng vẫn phảng phất nét cổ điển, được đặt ở vị trí trung tâm như một vật trang trí chủ đạo cho căn phòng. Ngoài ra, các món đồ nội thất đặc trưng thường thấy trong phòng khách thiết kế theo phong cách retro là thảm, đèn chụp, ghế đẩu…

Các phụ kiện trang trí như gối tựa, đệm ghế, hay khung tranh, ảnh thường có màu sắc rực rỡ đối lập với màu sơn tường để tạo điểm nhấn thu hút ánh nhìn. Ngoài ốp gỗ với những đường vân độc đáo, sàn nhà cũng có thể được lát gạch nền họa tiết phục cổ để tăng thêm tính nghệ thuật và sự khác biệt.

Thiết kế phòng ngủ phong cách retro

Phòng ngủ là không gian riêng tư của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, ở đây gia chủ có thể thỏa sức sáng tạo, thoải mái sử dụng những gam màu yêu thích để thể hiện cá tính riêng. Các gam màu nổi bật như hồng, tím, đỏ, vàng năng động chứa đầy nhiệt huyết thời đại thích hợp với những tâm hồn tự do, phóng khoáng. Nếu yêu thích những gì đơn giản, trầm lắng, chủ hộ có thể lựa chọn các màu lạnh như nâu, xanh rêu, trắng, đen…

Tường phòng ngủ có thể là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật ưa thích của gia chủ, ảnh cá nhân hay các món đồ lưu niệm. Vì thiết kế phong cách retro không giới hạn điểm nhấn hay đồ trang trí nên để tránh gây rối mắt, tranh ảnh, đồ đạc kích thước nhỏ sẽ là lựa chọn hàng đầu. Một chút phong vị cũ kỹ của các phụ kiện, kết hợp với nguồn ánh sáng vàng sẽ mang đến cho gia chủ không gian phòng ngủ đậm chất retro. 

Thiết kế nhà bếp phong cách retro

Thiết kế nhà bếp phong cách retro ưa chuộng các màu sắc sáng tạo cảm giác ấm cúng, vui tươi như xanh ngọc, xanh lam, trắng… Đồ nội thất như tủ bếp hay bàn ăn được tối giản hóa, toát lên tinh thần hiện đại nhưng vẫn mang những đường nét cổ điển rất đặc trưng: các cạnh góc được bo tròn mềm mại, tay nắm bằng vật liệu kim loại…

Gỗ và gạch men là 2 chất liệu góp phần truyền tải chất retro rõ nét vào trong thiết kế, đồng thời có độ bền cao và dễ lau chùi, nhất là với một nơi khó tránh khỏi vết bẩn, dầu mỡ như phòng bếp. Đồng thời, để làm nổi bật những đường nét retro ở thiết kế nhà bếp, ánh sáng tự nhiên là điều tối quan trọng.

Phong cách thiết kế Retro là sự hòa quyện tuyệt đẹp của cái cũ và cái mới, tượng trưng cho sự đơn giản, mộc mạc nhưng cũng ẩn chứa sự quyến rũ rất hiện đại. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn lên được ý tưởng thiết kế độc đáo mang đến làn gió mới cho không gian sống của bạn, một không gian cuốn hút bất cứ ai yêu quý những giá trị của thế kỷ đã qua nhưng vẫn hướng tới hiện tại và tương lai. Nếu vẫn còn điều gì băn khoăn về lối thiết kế này, liên hệ ngay với Nội thất Friendly để được tư vấn đầy đủ nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *