Sau một thời gian dài, lớp sơn tường nhà bạn bị bong tróc, bị ố vàng và rêu mọc ở những nơi ẩm ướt. Lúc đó, bạn muốn sơn lại ngôi nhà của mình. Bởi sơn lại nhà cũng giống như khoác cho tổ ấm của bạn một chiếc áo mới và cũng là khâu quyết định đến thẩm mỹ và tuổi thọ của ngôi nhà. Nhưng làm thế nào để việc sơn lại nhà đẹp như mới. Dưới đây, Nội thất Friendly sẽ chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm và một số lưu ý khi sơn lại nhà.
1. Các loại sơn trên thị trường hiện nay
1.1. Sơn ngoại thất
-
Sơn ngoại thất là gì?
Sơn ngoại thất là dòng sản phẩm dùng cho bề mặt bên ngoài ngôi nhà hoặc công trình làm việc. Loại sơn này có đặc điểm nổi trội là khả năng chống chịu được các tác động khắc nghiệt của thời tiết.
-
Phân loại sơn ngoại thất
-
Sơn gốc nước và sơn gốc dầu
Chất kết dính sắc tố trong sơn giúp phân biệt các loại sơn khác nhau, đó là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Khi đi đến cửa hàng, bạn sẽ tìm thấy sơn nước dưới tên “latex paint”, trong khi sơn dầu sẽ có nhãn ghi “alkyd paint”. Bạn có thể sơn sơn dầu lên trên sơn nước nhưng không thể làm ngược lại. Với sơn gốc nước, bạn có thể làm sạch vết sơn, chổi lăn, cọ sơn với nước; với sơn gốc dầu bạn sẽ cần đến những chất rửa và dung môi chuyên dụng hơn. Mặc dù sơn gốc nước sẽ nhanh khô hơn, ít mùi, an toàn sức khỏe hơn nhưng sơn gốc dầu sẽ cho độ bền cao hơn, chống bám dính bụi bẩn và chịu chùi rửa tốt.
-
Độ bóng bề mặt sơn ngoại thất
Sơn cũng có thể được phân loại theo độ bóng bề mặt sau khi khô. Bạn có thể tìm thấy các loại sơn được ghi nhãn “mờ” (flat finish), “bán bóng” (semigloss finish), “bóng” (gloss), “siêu bóng” (super gloss), … Điều này giúp bạn biết bề mặt sơn sau khi khô sẽ trông như thế nào, đồng thời với mỗi loại bề mặt cũng sẽ có mức độ chịu chùi rửa khác nhau.
- Sơn mờ (flat finish): sẽ có độ hấp thụ ánh sáng tốt nhất và do đó sẽ giúp giấu đi những điểm khiếm khuyết của tường tốt nhất; mặt khác, sơn mờ dễ lưu lại vết bẩn trên tường hơn. Sơn mờ phù hợp cho sơn các khu vực ít bị va chạm đến như trần nhà, phòng ngủ người lớn, … và không nên dùng để sơn ngoại thất.
- Sơn bóng nhẹ (satin finish): có bề mặt phản chiếu ánh sáng tương tự như vỏ trứng, tốt hơn sơn mờ và có thể chịu chùi rửa tốt hơn. Loại sơn này có thể dùng để sơn ngoại thất nhưng cũng không phải là một phương án tối ưu.
- Sơn bán bóng (semigloss finish): có độ bám bẩn thấp, dễ dàng lau chùi và để lại bề mặt bóng tương đối vì thế bạn nên sử dụng cho hành lang, cầu thang, phòng tắm, …
- Sơn siêu bóng (super gloss) có độ bám bẩn thấp nhất và cũng dễ dàng chùi rửa nhất, phù hợp để sơn những khu vực tường ngoài dễ bị bám bẩn như gần khu trẻ em chơi đùa, gần vườn, … Loại này sẽ tạo bề mặt rất bóng, phản chiếu ánh sáng tốt, và do đó nó sẽ dễ làm lộ một số khuyết điểm của tường.
-
Ưu điểm và nhược điểm
-
Ưu điểm
- Khả năng chống thấm: Sơn ngoại thất có khả năng chống ẩm và chống thấm hiệu quả. Từ đó giúp bảo vệ lớp sơn không bị phá vỡ cấu trúc, hạn chế hiện tượng bong tróc, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho công trình.
- Khả năng chống nấm mốc: Sơn ngoại thất có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm mốc cho bề mặt công trình, giúp cho bề mặt luôn sáng bóng và bền màu.
- Khả năng chống kiềm hóa: Kiềm hóa là hiện tượng xuất hiện các mảng loang ố, bạc màu thành từng mảng trên bề mặt tường. Sử dụng sơn ngoại thất sẽ giúp hạn chế hiện tượng này, đảm bảo tính thẩm mỹ công trình.
-
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm điểm vượt trội trên, các nhược điểm của loại sơn này cũng luôn hiện hữu, đặc biệt có một số nhược điểm sau:
- Khi thi công dòng sơn này thì rất cầu kỳ, nhiều công đoạn và cần phải có sự tỉ mỉ trong cách sử dụng sơn cũng như khi sơn.
- Nếu không dùng bột bả hoặc có bức tường thi công chuẩn bị tốt thì rất dễ lộ nhược điểm trên tường.
- Giá thành cao.
1.2. Sơn nội thất
a) Sơn nội thất là gì?
Sơn nội thất là loại sơn nước chuyên dụng với công dụng chính là sơn các mảng tường ở trong nhà và mang đến tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, sơn nội thất còn chú trọng đến khả năng chùi rửa tốt, độ mịn bóng, bền màu cao, không độc hại cho sức khỏe…
b) Ưu điểm và nhược điểm của các dòng sơn nội thất
- Sơn lót nội thất: là loại sơn được sơn trước khi tiến hành sơn phủ. Sơn lót sẽ giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ, đảm bảo độ bền cho hệ thống sơn, mang đến hiệu quả lâu dài.
Ưu điểm:
- Tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ.
- Có khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…).
- Tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường.
- Giúp cho việc sơn được hoàn chỉnh hơn, lớp ngoài đều hơn và có chất tạo độ sáng bóng vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn.
- Một số loại sơn lót còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc xuyên qua.
Nhược điểm:
- Để đảm bảo chất lượng lượng các nhà thầu thi công thường sơn 2-3 lớp sơn lót trước khi sơn phủ.
- Chính vì vậy khiến cho giá thành hoàn thiện đội chi phí lên cao.
- Sơn chống thấm là một hợp chất dạng nước. Sơn chống thấm được phủ trên mặt tường như một lớp màng bảo vệ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước và chất lỏng vào kết cấu bề mặt thi công. Lớp sơn chống thấm này còn giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn, gia tăng tuổi thọ sáng bóng và kết cấu cho bề mặt thi công khỏi các tác động của môi trường, thời tiết.
Ưu điểm
- Dễ dàng thi công, phù hợp cho nhiều bề mặt thi công.
- Bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân gây hại cho ngôi nhà bới thời tiết, môi trường.
- Giảm thiểu các chi phí phát sinh như sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về hư hỏng, bong tróc, thấm dột sau này.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm với chức năng và thành phần khác nhau giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho ngôi nhà của mình.
Nhược điểm
- Sơn chống thấm sẽ đạt hiệu quả khi sử dụng tại hết các bề mặt công trình khiến cho chi phí chi trả cho việc sơn tăng cao.
- Tuổi thọ của sơn chống thấm chỉ từ 3-5 năm. Sau thời gian trên cần phải thi công sơn lại để giữ vẻ đẹp của ngôi nhà.
- Sơn chống thấm được làm giả, làm nhái nhiều. Vì vậy nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng.
- Khi thi công sơn chống thấm cần đảm bảo an toàn.
- Sơn màu nội thất là loại sơn được sơn phủ bên ngoài tạo nên vẻ thẩm mỹ và bảo vệ các kết cấu bên trong công trình cho ngôi nhà. Trước khi lựa chọn được hãng sơn nội thất đẹp bạn có thể nên biết một số thông tin sau để có thể có được loại sơn phù hợp.
Ưu điểm
- Có hàng ngàn màu sơn có độ bóng, độ mềm cứng khác nhau giúp khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa.
- Độ bám dính, bền màu và khả năng chống thấm của sơn cao.
- Tăng tính thẩm mỹ cho công trình, dễ dàng trang trí nhà.
Nhược điểm
- Loại sơn này độc hại nếu không được xử lý đúng quy trình tiêu chuẩn về nồng độ chì, môi trường… Ngoài ra chính phủ ngày càng nhiều quy định khắt khe về cấp phép xưởng sơn, khiến chi phí Sơn cũng bị tăng lên.
- Quy trình sơn phức tạp.
- Chi phí sơn cao.
- Sơn trang trí là loại sơn phủ được sơn lên bề mặt tường. Loại sơn này vừa là lớp sơn trang trí vừa là lớp bảo vệ bằng sơn.
Ưu điểm
- Có tính thẩm mỹ cao.
- Độ bám dính và bền màu cao.
- Độ chống thấm, chống ẩm tốt.
Nhược điểm
- Có thể độn giá thành khi thi công phần sơn cao thêm.
- Việc thi công mất nhiều thời gian.
2. Kinh nghiệm chọn mua sơn nhà
2.1. Kinh nghiệm chọn sơn ngoại thất
Lớp sơn ngoại thất rất quan trọng bởi vì đây là lớp sơn chịu trực tiếp các tác động từ môi trường. Vì vậy khi lựa chọn sơn ngoại thất cần lưu ý những điều sau:
- Chọn thương hiệu uy tín: Sản phẩm sơn của thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo có độ bám dính tối ưu trên bề mặt. Đồng thời, màu sơn sẽ bền màu, hạn chế phai màu, giữ vẻ đẹp bền lâu cho công trình.
- Chú ý tính an toàn: Nên chú ý tìm hiểu và chọn loại sơn không chứa các chất độc hại như kim loại nặng, thủy ngân, chì,… đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
- Có đa dạng màu sắc để bạn lựa chọn: Các loại sơn ngoại thất tốt cần đáp ứng đa dạng màu sắc để bạn có thể chọn được màu phù hợp với sở thích và thiết kế của công trình.
- Giá thành phù hợp: Lựa chọn sản phẩm sơn có giá thành phù hợp với khả năng kinh tế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các sản phẩm sơn ngoại thất đắt tiền có chất lượng cao sẽ giúp người dùng tiết kiệm chi phí về lâu dài cho các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa.
2.2. Các tiêu chí chọn lựa sơn nội thất tốt
Khi bạn lựa chọn một loại sơn nội thất thì cần chú trọng đến các tiêu chí sau:
- An toàn cho sức khỏe: Chú ý chọn loại sơn không chứa APEO, không chứa thủy ngân và các kim loại nặng để đảm bảo an toàn. Đặc biệt là các loại sơn có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi nhỏ, gần như không mùi, không gây khó chịu cho người thi công và người sinh hoạt trong gia đình.
- Dễ lau chùi, rửa sạch vết bẩn như: cà phê, dấu tay, nước hoa quả, hình vẽ… giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc đảm bảo ngôi nhà luôn sạch đẹp. Nhất là với nhà có trẻ nhỏ thì khả năng chùi rửa tốt là yếu tố quan trọng nhất.
- Độ che phủ và bao phủ cao: Giúp cho bề mặt bóng mịn, thi công dễ dàng và bền lâu theo thời gian.
- Ngoài ra màng sơn còn có khả năng ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài: Khi kết hợp với lớp sơn ngoại thất sẽ giúp bảo vệ tối đa ngôi nhà, hạn chế thấm nước, rêu mốc, loang màu… làm mất tính thẩm mỹ.
3. Giá các loại sơn
Sơn có rất nhiều loại và có nhiều mức giá khác nhau tùy vào thương hiệu và dung tích thùng sơn.Thông thường thì sơn ngoại thất sẽ nhỉnh hơn sơn nội thất một chút xíu. Bởi vì đây là lớp sơn bao bọc bảo vệ ngôi nhà trước những điều kiện khắc nghiệt từ môi trường nên yêu cầu về chất lượng cũng như tính năng sẽ cao hơn.
Dưới đây là bảng giá tham khảo các loại sơn được yêu thích nhất dạo gần đây, bạn tham khảo nhé:
3.1. Giá sơn Lumar Paint
Lumar Paint là thương hiệu sơn nổi tiếng tại thị trường Việt Nam, tiêu chuẩn sản xuất đạt chuẩn Châu Âu với hơn 4 năm chuyên cung cấp sơn xuất khẩu cho các quốc gia lớn trên thế giới và các công trình dự án lớn tại Việt Nam. Hiện nay Lumar Pain mở rộng thị trường sơn trong nước với nhiều dòng sơn lựa chọn : sơn chống thấm, sơn chống kiềm, sơn bóng, sơn lót, sơn dầu.. giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo được rằng chất lượng giữ nguyên như khi xuất khẩu qua nước ngoài. Với mục tiêu xây dựng thị trường sơn Việt Nam ngày càng vững mạnh, mức giá hỗ trợ cho mọi sản phẩm sơn Lumar mọi người đều có thể sử dụng.
Giá sơn nước nội thất : 2.300.000 / 18 lít
Giá sơn lót nội thất : 2.150.000/ 18 lít
Giá sơn lót ngoại thất : 2.990.000 / 18 lít
3.2. Giá sơn Dulux
Dulux là dòng sơn có tiếng trên thị trường sơn Việt Nam hiện nay, mà nhắc tới sơn ai cũng biết đến. Với chất lượng được mọi người đánh giá cao, cả về độ phủ lẫn độ bền màu. Tuy nhiên giá của dòng sơn này được đánh giá ở phân khúc khá cao, giá cao hơn so với các hãng sơn trên thị trường :
Giá sơn nước nội thất Dulux : 2.100.000 – 2.875.000 / 18 lít .
Giá sơn lót ngoại thất Dulux : 3.200.000 – 3.600.000/ 18 lít
Giá sơn lót nội thất Dulux : 2.300.000 – 2.600.000 / 18 lít.
3.3. Giá sơn Nippon
Nippon là hãng sơn đến từ Nhật Bản, đã có mặt hơn 16 quốc gia trên thế giới . Được nhiều người Việt Nam tin dùng vì chất lượng và giá cả phải chăng.
Giá sơn lót ngoại thất Nippon : 3.300.000 – 3.600.000 / 18 lít
Giá sơn lót nội thất Nippon : 2.455.000 / 18 lít
Giá sơn nước ngoại thất Nippon : 2.300.000 – 6.900.000 / 18 lít
Giá sơn nước nội thất Nippon : 3.800.000 -5.077.000 / 18 lít
3.4. Giá sơn Jotun
Sơn Jotun có trụ sở chính tại Na Uy, với hơn 86 năm hoạt động và được sự tin tưởng của các nhà thầu, công trình lớn như Tháp Khalifa tại Dubai, Tháp Eiffel tại Paris và tàu chở khách lớn nhất thế giới – “Oasis of the Seas”. Là lựa chọn của nhiều nhà thầu tại Việt Nam hiện nay.
Giá sơn nước nội thất Jotun : 3.800.000/ 15 lít
Giá sơn ngoại thất Jotun : 3.300.000 – 6.300.000 / 17 lít
Giá sơn lót nội thất Jotun : 2.230.000 / 17 lít
Giá sơn lót ngoại thất Jotun : 3.200.000 / 17 lít.
3.5. Giá sơn Joton
Joton là hãng sơn nội địa tại Việt Nam, được ra mắt thị trường sơn vào năm 1998. Sơn Joton đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu tiên tiến trên thế giới để tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong lĩnh vực Xây dựng, Giao thông, Công nghiệp, Dân dụng…
Giá sơn nước nội thất : 4.188.000 – 4.990.000 / 17 lít
Giá sơn nước ngoại thất : 4.373.000 – 6.263.000 / 17 lít
3.6. Giá sơn Kova
Cũng là 1 thương hiệu sơn đến từ Việt Nam, sơn Kova xuất hiện từ năm 1993. Với màu sắc đa dạng, hãng sơn này cũng đang là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại.
Giá sơn lót nội thất Kova : 1.800.000 / 20kg
Giá sơn nước nội thất Kova : 1.300.000 – 3.500.000 / 20kg
Giá sơn lót ngoại thất Kova : 2.935.000/ 20kg
Giá sơn nước ngoại thất Kova : 1.565.000 – 4.790.000/ 20kg
3.7. Giá sơn TOA
TOA là 1 thương hiệu sơn đến từ đất nước “ Chùa Vàng “ Thái Lan. Đã đi vào hoạt động được hơn 50 năm là cái tên không mấy xa lạ với chúng ta, với nhiều cửa hàng, đại lý trải dài trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Giá sơn phủ ngoại thất TOA : 3.427.000- 5.300.000/ 15 lít
Giá sơn phủ nội thất : 2.206.000 – 4.200.000/ 18 lít
Giá sơn lót nội thất : 2.120.000 / 18 lít
Giá sơn lót ngoại thất : 3.427.000/ 18 lít
3.8. Giá sơn Mykolor
Sơn Mykolor được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Với công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Sản phẩm sơn Mykolor có chất lượng tốt, không độc hại, thân thiện với môi trường, luôn đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
Giá sơn lót nội thất MyKolor : 2.079.000 – 3.122.000 / 18 lít
Giá sơn nước nội thất MyKolor : 2.300.000 – 3.400.000 / 18 lit
Giá sơn nước ngoại thất MyKolor : 3.800.000 – 4.900.000/ 18 lít
3.9. Giá sơn Maxilite
Sơn Maxilite là sản phẩm của nhà sản xuất Dulux Akzonobel (hãng sản xuất là AkzoNobel) với thành phần cấu tạo bao gồm nhựa gốc Acrylic, bột khoáng, phụ gia và nước, phù hợp với các dự án công trình tầm trung tại Việt Nam với giá cả khá rẻ.
Giá sơn nước ngoại thất Maxilite : 2.177.000 – 2.940.000 / 18 lít
Giá sơn nước nội thất Maxilite : 1.680.000 – 1.890.000 / 18 lít
Giá sơn lót nội thất Maxilite : 1.230.000 / 18 lít
Giá sơn lót ngoại thất Maxilite : 1.980.000 / 18 lít
3.10. Giá sơn EXPO
Sơn EXPO phù hợp với các công trình , nhà trọ không đòi hỏi quá cao về chất lượng.
Giá sơn nước nội thất : 1.600.000 / 18 lít
Giá sơn nước ngoại thất : 1.300.000 – 2.225.000 / 18 lít
Giá sơn lót nội thất : 900.000 / 18 lít
Giá sơn lót ngoại thất : 1.000.000 / 18 lít
4. Quy trình sơn
4.1. Quy trình, cách sử dụng sơn nội thất
-
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sơn
Vệ sinh tường là bước đầu tiên trong quy trình sơn trong nhà:
– Đối với tường mới: Dùng giấy nhám hoặc đá mài đánh sạch bề mặt tường, sau đó quét hết bụi bẩn trên bề mặt.
– Đối với tường lăn lại : Quét sạch mạng nhện và bụi bẩn bám trên bề mặt để xử lý lỗi.
-
Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường
Xử lý lỗi trên bề mặt trước khi sơn là một bước quan trọng trong quy trình sơn nhà. Một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng, làm xấu ngôi nhà. Nên dùng bột bả làm phẳng những chỗ nào bị lõm hoặc mài phẳng những chỗ nào lồi ra. Những chỗ sơn cũ bị bong thì cạo sạch lớp bong rồi dùng bột matit để bả sơn tạo bề mặt phẳng.
Tiếp theo xử lý chống thấm bằng cách xác định nguyên nhân thấm và xử lý bằng sơn lót chuyên dụng hoặc sơn chống thẩm thấu.
-
Bước 3: Bả
Theo quy trình sơn trong nhà, bả bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp. Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bả một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn gia chủ. Nếu bả 2 lớp thì sẽ tăng tính thẩm mỹ, màng sơn nhìn đẹp hơn, tuy nhiên lớp sơn lại không bám trực tiếp vào bề mặt tường mà lại bám vào lớp bột bả, nên tuổi thọ sẽ không lâu như sơn trực tiếp.
Bả bột trét giúp bề mặt phẳng, mịn và sơn bám hơn
Có thể lựa chọn sơn trực tiếp lên tường để sơn thấm sâu và bám dính lên tường làm tăng tuổi thọ của sơn. Tuy nhiên bề mặt sẽ không được nhẵn và đẹp như bả bột trét. Muốn bề mặt nhẵn mà không cần bả, hãy sử dụng cát hạt mịn trát tường. Sau khi khô, mài kỹ càng 1 chút sẽ đẹp hơn mà không cần phải bả.
-
Bước 4: Sơn lót
Sơn lót có tác dụng chống tác động trực tiếp của hơi ẩm, hóa chất,… từ lớp trong tường lên lớp sơn phủ dẫn đến hư hỏng. Sơn lót trắng được sử dụng trong quy trình sơn trong nhà để tạo nền cho sơn phủ màu, giúp làm màu sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn.
Sơn lót phải có tác dụng kháng kiềm nhằm tránh cho lớp sơn phủ bị kiềm hóa, giảm tuổi thọ và độ lên màu của sơn phủ.
-
Bước 5: Sơn phủ
Đây là khâu hoàn thiện trong quy trình sơn trong nhà. Bạn có thể chọn màu sơn theo sở thích, cách phối đồ hoặc tùy theo phong thủy để sao cho ngôi nhà trở nên đẹp và ấn tượng nhất. Quy trình thi công sơn màu cũng như sơn lót: sơn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, đảm bảo sơn màu 2 lớp và chú ý sơn lớp sau cách lớp trước từ 40 – 60 phút tùy vào điều kiện thời tiết và bề mặt.
4.2. Quy trình sơn ngoại thất
-
Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiến hành sơn ngoại thất
Dụng cụ cần có
- Chổi quét, con lăn sơn
- Xô, gậy để pha sơn
- Giấy nhám
- Giấy và băng dính để bảo vệ một số khu vực như ổ điện, chân tường tránh để sơn dính ra ngoài
- Vệ sinh bề mặt tường:
Trước khi tiến hành thi công sơn ngoại thất cần vệ sinh bề mặt tường nhà.
Để việc thi công dễ dàng và đảm bảo chất lượng thì tường nhà cần đảm bảo 3 yếu tố: Sạch – Khô – Ổn định.
Tuỳ công trình mới hay cũ sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau.
- Với công trình mới
Khi hoàn tất công trình và bắt đầu chuyển sang khâu hoàn thiện sơn tường, thì lúc này để có thể tiến hành thi công sơn ngoại thất, bề mặt tường cần đảm bảo độ khô ráo nhất định.
Thông thường mất khoảng 3 tuần nhưng nếu độ ẩm cao thì cần thời gian khô lâu hơn.
Để vệ sinh tường nhà, đầu tiên cần sử dụng đá mài để loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng độ bám dính của bả matit và lớp sơn lót.
Sau đó vệ sinh lần nữa bằng giấy nhám mịn nhằm loại bỏ sạn, cát trên tường.
- Với công trình cũ
Với mặt tường cũ cách xử lý cũng tương tự như tường mới. Tuy nhiên, công tác vệ sinh ở bề mặt tường bị bẩn, ẩm mốc.. thì cần vệ sinh kỹ hơn.
Chất bẩn, mảng bám: dùng vòi xịt nước mạnh vào vị trí bẩn hoặc dùng khăn ướt lau chùi, trường hợp bám dầu mỡ có thể sử dụng thêm chất tẩy rửa hay một ít dung môi nếu cần thiết.
Rong rêu, nấm mốc: dùng vòi nước áp lực cao để tẩy sạch bề mặt, kết hợp với dụng cụ đục, cạo hoặc hóa chất chống rêu, nấm. Rửa sạch lại bằng nước, đợi khô mới tiến hành thi công.
Vữa xi măng, màng sơn cũ: sử dụng dụng cụ đục, cạo, chà sát bề mặt tường không bằng phẳng hoặc loại bỏ màng sơn cũ rồi mới tiến hành sơn chính thức.
-
Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường triệt để
- Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiềm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.
- Xử lý chống thấm sẽ giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của các yếu tố mưa, ẩm, đặc biệt khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở nước ta thực sự rất cần thiết.
- Nên chủ động chống thấm từ phía có nguồn nước để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chống thấm từ phía sau nguồn nước hay chống thấm bị động chỉ được thực hiện khi không thể chống thấm từ phía có nguồn nước.
- Nên kiểm tra lỗi trên tường nếu có, bởi vì nếu khi đã sơn xong mới phát hiện thì các phương pháp chống thấm không còn hiệu quả nữa.
- Lớp sơn nhanh chóng bị hỏng và ngôi nhà sẽ mất đi tính thẩm mỹ vốn có.
-
Bước 3: Sơn bột trét
Công đoạn thứ 3 trong sơn ngoại thất là sơn bột trét.
Bột trét tường hay còn gọi là bột bả, skimcoat là bước đệm cần thiết để bề mặt tường bằng phẳng, che đi các vết nứt, khuyết điểm.
Trong bột trét có chứa chất kết dính, chất độn, phụ gia vì vậy cần quan tâm những thông số này khi lựa chọn nhé.
Công đoạn này có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp và bám dính tốt hơn.
Đồng thời, lớp bột trét còn giúp giảm chi phí sơn. Bởi vì khi diện tích bề mặt bằng phẳng thì lượng sơn sử dụng để lót hoăc phủ là ít hơn.
Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà có thể có 1 đến 2 lớp bột trét hoặc không sử dụng.
Đặc biệt, lớp trét không được dày quá 3mm để tránh dẫn đến hiện tượng bong tróc, nứt hay biến dạng màng sơn.
-
Bước 4. Sơn lót
Công dụng của sơn lót là ngăn kiềm, ngăn ẩm, chống thấm, giảm tác động của các yếu tố ngoại cảnh như ẩm, nấm mốc, rong rêu ảnh hưởng lên bề mặt.
Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình sơn ngoại thất nếu bạn muốn giữ độ bền màu cho ngôi nhà.
Bạn có thể lựa chọn sơn 1 hoặc 2 lớp lót tùy ý. Thông thường, việc bỏ qua bước sơn lót thường không ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Nhưng thời gian sau sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ màu sơn và tính thẩm mỹ của lớp sơn ngoại thất.
Trường hợp không sử dụng sơn lót, để bề mặt sơn được láng mịn bạn sẽ tốn nhiều sơn phủ hơn bởi bột bả sẽ hút sơn phủ.
Trong khi đó, sơn lót có giá thành rẻ hơn sơn phủ khá nhiều, vì thế sử dụng sơn lót vẫn kinh tế hơn.
-
Bước 5. Sơn phủ
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình sơn ngoại thất. Thông thường, người ta sẽ chọn sơn 2 lớp thay vì chỉ 1 lớp bởi 1 lớp sơn không thể đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng như ý.
Đồng thời việc sơn ngoại thất 2 lớp sơn phủ sẽ tạo lớp màng đồng màu, đẹp mà mịn hơn.
Lưu ý trước khi thi công, nên pha loãng sơn với 5-10% nước sạch theo thể tích giúp tăng độ phủ cho sơn và việc thi công cũng dễ dàng hơn.
Với bề mặt tường sơn trực tiếp (không có bột bả matit) thì chỉ nên pha không quá 5% nước sạch.
5. Tiêu chuẩn bề mặt để sơn
Nếu tường cũ là sơn. Đầu tiên phải cạo hết mảng sơn bị bong tróc ra trước. Tiếp đến là trét bột làm phẳng bề mặt. Sau khi bột khô ta xả nhám rồi mới sơn. Còn lại những chỗ sơn còn chắc chắn thì chỉ cần quét bụi là có thể sơn được luôn.
Tường đã quét vôi. Đối với bề mặt tường này muốn sơn lại phải đạt yêu cầu là tường còn chắc chắn và số lớp vôi ve chưa quá nhiều. Tường đạt yêu cầu ta lấy giấy giáp đánh qua 1 lượt bề mặt là được. Lưu ý là không cần phải cạo hết lớp ve nhé. Sau đó sơn lên bình thường.
Tường mới xây. Để khô khoảng 2 – 3 tuần. Sau khi tường khô rồi ta dùng máy doa để doa bề mặt loại bỏ những hạt cát rời bám trên bề mặt. Tạo độ nhẵn tối đã có thể cho bề mặt. Sau đó mới sơn 3 lớp tiêu chuẩn.
Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm đến độ ẩm khi sơn tường. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, độ ẩm tiêu chuẩn của bề mặt tường khi đánh bả sơn nằm trong khoảng từ 20-28%. Trong khi đó, độ ẩm sơn tường tiêu chuẩn của bề mặt ở giai đoạn sơn chính thức là 18-22%. Đây là độ ẩm tường có thể đạt được trong điều kiện trời quang, nắng ráo nhưng chỉ đối với bề mặt tường bên ngoài.
6. Thời gian phù hợp để sơn
Để ngôi nhà trở nên hoàn hảo cả về mặt thẩm mỹ lẫn chất lượng thì yếu tố tiên quyết mà gia chủ cần lưu ý chính là chọn mùa sơn nhà phù hợp. Một thời điểm sơn nhà thích hợp sẽ giúp quá trình sơn thuận lợi và nhanh chóng hơn. Sơn lên đều màu giúp ngôi nhà của bạn trông lộng lẫy và có tuổi thọ cao hơn.
Vậy thời gian lý tưởng để sơn nhà là khi nào?
6.1. Mùa hanh, khô
Độ ẩm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những sự cố về màng sơn. Thời tiết hanh, khô thường làm cho tường gần như kiệt nước. Điều này đồng nghĩa với việc độ ẩm giảm đáng kể và đạt ngưỡng cho phép tiến hành sơn. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao mùa hanh, khô là thời điểm được giới chuyên gia đánh giá cao nhất để tiến hành quy trình sơn nhà. Sơn nhà vào thời điểm này sẽ giúp việc xử lý bề mặt tường cũng như quá trình thi công sơn lót dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, gia chủ không nên thi công sơn khi trời quá nắng. Vì sau khi thi công, sơn cần có thời gian để bám dính cũng như thẩm thấu vào bề mặt. Hơn nữa, nhiệt độ cao sẽ khiến dung môi bay hơi nhanh khiến màng sơn dễ bong tróc, rạn nứt hoặc nhăn do độ bám giảm và biến đổi đột ngột về trạng thái. Ngoài ra, khi nhiệt độ xuống quá thấp cũng không nên tiến hành quá trình sơn. Bởi lúc này màng sơn sẽ dễ bị nổi hạt, lâu khô, bị đốm và đổ mồ hôi.
6.2. Đối với mùa mưa
Như đã đề cập ở trên, độ ẩm là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình sơn nhà. Mùa mưa là lúc thời tiết ẩm ướt, sơn nhà vào mùa này sẽ khiến chất lượng sơn chạm mức kém nhất, quá trình sơn khó khăn. Độ ẩm cao của tường khiến vết sơn nhanh bong tróc, thậm chí sẽ dẫn đến hiện tượng thấm dột vào nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gia đình bạn.
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa mùa mưa là mùa cấm kỵ để sơn nhà. Gia chủ vẫn có thể tiến hành quá trình sơn nhà vào mùa mưa khi đảm bảo canh chỉnh đủ thời gian để lớp bột trét khô và xả nhám. Tiến độ thi công chắc chắn sẽ chậm hơn mùa hanh khô. Nhưng đổi lại tăng được độ bám dính giữa màu sơn và bề mặt tường.
6.3. Nên sơn nhà vào tháng mấy?
Mặc dù đã xác định được mùa hanh khô là thời điểm lý tưởng để tiến hành sơn nhà. Tuy nhiên nhiều gia chủ vẫn còn băn khoăn nên sơn nhà vào tháng mấy trong mùa để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là những gợi ý cho bạn:
- Mùa xuân nên sơn tường nhà vào cuối tháng 2 đến tháng 3.
- Mùa hạ nên sơn tường nhà tốt nhất là đầu tháng 4.
- Mùa thu nên sơn tường nhà vào 15 ngày cuối tháng 8, tháng 9.
- Mùa đông nên sơn tường nhà vào tháng 10, 15 ngày đầu tháng 11.
6.4. Xây nhà xong có nên sơn luôn không?
Tùy độ ẩm tường lúc xây nhà xong mới quyết định được có nên sơn luôn hay không. Nếu xây nhà xong trong lúc thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình tầm 30°C thì độ ẩm tường lúc này khoảng 80%, tuy nhiên bạn cần kiểm tra độ ẩm chính xác bằng máy đo. Duy trì trạng thái khô ráo này trong vòng 21-28 ngày sau khi trát xong thì có thể tiến hành hơn. Ngược lại, nếu gặp phải trời mưa thì phải đến 2-3 tháng sau sơn nhà mới đạt chất lượng tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản khi bạn muốn sơn lại ngôi nhà của mình. Chúng tôi đã đưa ra những gợi ý và lưu ý để bạn có thể tham khảo. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được chiếc áo mới ưng ý cho tổ ấm nhà mình.
Bài viết liên quan
Lên thiết kế nội thất cho căn chung cư tại Time City
THÔNG TIN DỰ ÁN – Địa chỉ | Toà T11 Time City Minh Khai, HN...
Hình ảnh hoàn thiện công trình từ cải tạo đến nội thất
Chìa khóa trao tay khách hàng. FRIENDLY triển khai từ cải tạo đến hoàn thiện...
Cải tạo căn hộ chung cư Golden Land 275 Nguyễn Trãi
THÔNG TIN DỰ ÁN – Địa chỉ | Chung cư Golden Land 275 Nguyễn Trãi...
Hoàn thiện phần thô công trình
Hoàn thiện phần thô công trình là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây...
Thiết kế và thi công nội thất biệt thự 180m2
THÔNG TIN DỰ ÁN – Địa chỉ | Giám Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang –...
Thi công hoàn thiện công trình cửa hàng Spa 110m2
THÔNG TIN DỰ ÁN – Địa chỉ | Tỉnh Hưng Yên – Gia chủ |...