Quy trình cải tạo tường nhà

Khi ở lâu trong không gian sống của mình chắc hẳn bạn cũng muốn thay đổi nó cho mới mẻ hơn, thẩm mỹ hơn, và bắt kịp với xu hướng xã hội hơn. Lựa chọn cải tạo lại tường nhà – khung xương của mái ấm cũng là một ý tưởng độc đáo của gia chủ. Bài viết dưới đây, Nội thất Friendly sẽ cung cấp cho bạn đôi chút kinh nghiệm cần biết khi cải tạo tường nhà.

1. Tạo sao phải cải tạo tường nhà cũ?

Vấn đề nhà cửa xuống cấp là tình trạng chung của những căn nhà đã qua sử dụng lâu năm, những kiến trúc của căn nhà đã không còn được đảm bảo cả về tính thẩm mỹ lẫn tính an toàn cho chủ nhà. Đặc biệt là những bức tường bị đổi màu và loang lổ dần theo năm tháng. Nếu như cấu trúc nền móng, cột nhà hay những thiết kế chống lực khác của căn nhà vẫn còn đảm bảo về tính an toàn thì chủ nhà chỉ cần tu sửa lại bề mặt của những bức tường mà thôi. 

Nguyên nhân phổ biến tiếp theo đến từ tường nhà bị thấm nước lâu ngày gây nên ẩm mốc, bong tróc. Đất nước ta thuộc khu vực có thời tiết ẩm thấp, mưa bão nhiều, tác động trực tiếp tới ngôi nhà. Nguyên nhân khác nữa có thể là do lúc trước xây dựng sử dụng sơn kém chất lượng dẫn đến tình trạng bong tróc.

2. Các bước cải tạo tường nhà cũ

  • Bước 1: Khảo sát chất lượng tường, vị trí tường, vị trí chịu lực của dầm gối lên tường, vị trí ống nước, đường điện có chạy qua tường không? nếu tường đảm bảo không vướng mắc những nội dung tường tiếp tục bước 2.
  • Bước 2: Đo kích thước, vị trí cần cải tạo, (tháo dỡ) hoặc xây mới tường đó.
  • Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ vật liệu, cải tạo theo yêu cầu thiết kế.
  • Bước 4: Lập tiến độ hoàn thành công việc. 
  • Bước 5: Giám sát công nhân tháo dỡ, hay xây mới, đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.
  • Xử lý bề mặt tường 

Trước khi thi công lớp sơn lót, bạn cần phải thực hiện quá trình xử lý bề mặt tường sao cho nhẵn nhụi, không có các vết nứt hay xuất hiện các vết bụi bẩn. Ngoài ra, với những bức tường đã được sơn một lớp sơn lót lên trước đó thì bạn cần phải đảm bảo lớp sơn lót đó không bị bong tróc hay bị nứt vỡ ra.

 

Đối với những bức tường đã được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian trên 5 năm thì bạn nên cải tạo lại lớp sơn lót bên trong và thay vào đó lớp sơn lót khác chắc chắn và an toàn hơn, nếu tường nhà bạn có lớp sơn cũ rồi thì bạn cũng nên loại bỏ tất cả trước khi sơn lớp sơn mới lên. Có một số gia đình có thói quen trang trí tường nhà bằng các loại giấy dán mỹ thuật lên, nhưng khi cải tạo lại bạn phải tháo dỡ hết tất cả các mảnh giấy dán đó và tiến hành thi công như những căn nhà bình thường.

  • Thi công keo dán 

Sau khi loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc cũng như các vết dơ hay những tạp chất còn lại trên bề mặt tường thì bạn có thể sử dụng các loại keo dán để thi công các mặt tiếp xúc của tường. Đối với keo dính này, bạn nên chọn những loại keo dán chuyên dụng kết hợp với nhau. Lý do nên chọn loại keo này là vì chúng có độ thẩm thấu mạnh, tính chất có thể thâm nhập vào bề mặt của bức tường khiến cho bức tường có thể bám chắc lớp sơn khi mà bạn thực hiện các thao tác về sau. Thao tác rải lớp keo này phải thật tỉ mỉ và đều tay, có như vậy độ mịn của bức tường mới được đảm bảo.

  • Xử lý chống thấm và nứt 

Hầu hết trong tất cả các trường hợp trước khi sơn sửa lại, chủ nhà đều phải xử lý công đoạn chống thấm nước cho bức tường nhất là trong phòng tắm và trong phòng bếp vì 2 phòng này thường xuyên sử dụng nước, rất dễ khiến cho nước văng lên tường lâu ngày dẫn đến tình trạng nấm mốc và mọc rêu xanh trên bức tường khiến cho căn nhà bị mất đi thẩm mỹ. Do vậy trước khi sơn sửa lại, bắt buộc chủ nhà phải thực hiện công đoạn chống thấm, chống thấm thường sử dụng kết hợp cân đối với lớp sơn tường, thông thường lớp phủ chống thấm có độ dày được giữ trên 1.5mm.

Ngoài ra, một số vách tường trong nhà không bị thấm nước nhưng chúng cần phải bảo trì lại vì xuất hiện một số vết nứt. Vết nứt ở trên tường cũng có rất nhiều lý do, có thể là do lớp thạch cao đã quá cũ hoặc thời tiết thay đổi khiến cho kết cấu mặt tường bị thay đổi. Đối với tình trạng này bạn nên thuê người trét lại lớp xi măng cho những vết nứt đó, chỉ có cách khắc phục những lỗi nhỏ như vậy mới không ảnh hưởng đến chất lượng của cả căn nhà.

  • Thi công lớp sơn bả matit

Khi lớp nền được xử lý và các vết nứt được khắc phục thì đây là bước tiến hành sơn bả matit. Mục đích của việc sơn bả matit này là giúp cho lớp sơn sau này được mượt mà hơn, tránh được tình trạng bong tróc hay màu sơn không được đều.

Việc lựa chọn bột trét matit còn phải dựa vào độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn sau này và ảnh hưởng đến chất lượng của những bức tường trong nhà.

  •  Đánh bóng bề mặt tường 

Sau khi thi công lớp bả matit, những bề mặt tường chắc chắn vẫn còn một số chỗ không được đều và vẫn còn lồi lõm. Do đó khi lớp bột matit đã khô hoàn toàn, bạn nên sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt tường phẳng phiu mà nhìn đẹp mắt hơn. Trong lúc đánh bóng nên chú ý đánh với một lực vừa phải và đánh đến khi nào bề mặt tường phẳng hoàn toàn thì thôi, chú ý đến những vị trí như góc tường và chân tường.

  • Tiến hành sơn lót và sơn phủ 

Tiến hành sơn lót: Trước khi tiến hành sơn phủ, một lớp sơn lót trên bề mặt tường là điều không nên thiếu bởi lẽ lớp sơn lót trên tường sẽ giúp bức tường của bạn trông đều màu và hài hòa hơn, nó giúp tường của bạn chống được nguy cơ bị ẩm nước và bị oxi hóa. Việc sơn một lớp sơn lót sẽ không cho bạn thấy được lợi ích ngay trước mắt. Nhưng nếu bạn bỏ qua bước này, về lâu về dài tường nhà của bạn sẽ nhanh chóng bị ăn mòn bởi các tác hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng. Lâu ngày tường sẽ trở nên bị đổi màu và không còn mới nữa.

 

Tiến hành sơn phủ: Sau khi sơn xong lớp sơn lót thì tiến hành đến lớp sơn phủ. Đối với sơn phủ, bạn nên sơn từ 2 – 3 lớp bởi vì nếu sơn 1 lớp thì lớp sơn đó sẽ không đều màu, chỗ đậm chỗ nhạt gây nên mất thẩm mỹ. Khi sơn nên chú ý khoảng cách thời gian sơn giữa hai lớp. Sau khi sơn xong lớp đầu tiên, bạn phải chừa một khoảng thời gian đủ để cho lớp sơn đó khô hoàn toàn mới tiến hành qua sơn lớp thứ 2. Thời gian để lớp sơn thứ nhất khô mất khoảng từ 2-3h.

 

  • Bước 6: Nghiệm thu quy trình chất lượng sản phẩm, đã hoàn thành công việc.
  • Bước 7: Bàn giao cho công đoạn sau khi cải tạo.

 

Hiện nay có rất nhiều cách để cải tạo lại tường nhà cũ mà không mất quá nhiều chi phí, có điều bạn phải biết lên kế hoạch và tính toán thật chi tiết những gì muốn làm và nên làm để có một bức tường mới và tốt hơn trước. Một trong những sự tính toán đó bao gồm cả việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín trong nghề xây dựng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể học hỏi được kiến thức khi muốn cải tạo lại tường nhà.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *